Nguồn gốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Trận thủy chiến Dan-no-Ura năm 1185

Nhật Bản đã có những xung đột về hải quân với lục địa châu Á từ xa xưa, trong đó có việc vận chuyển quân giữa Triều Tiên và Nhật Bản, tối thiểu là bắt đầu từ thời kỳ Kofun vào thế kỷ thứ 3.

Sau những nỗ lực của Mông Cổ nhằm xâm lược Nhật Bản do Hốt Tất Liệt lãnh đạo vào năm 1274 và 1281, những hoạt động cướp bóc của Oa khấu (hải tặc Nhật Bản) diễn ra rất mãnh liệt ở vùng duyên hải Trung Quốc.

Một chiếc Châu ấn thuyền của Nhật vào năm 1634, kết hợp cả công nghệ đông tây.

Nhật Bản bắt đầu xây dựng hải quân vào thế kỷ thứ 16, trong Thời Chiến quốc, khi những lãnh chúa phong kiến tranh nhau xây dựng những đội thủy quân khổng lồ lên tới vài trăm chiến thuyền. Trong khoảng thời gian đó, Nhật Bản có thể đã đóng được Thiết giáp hạm đầu tiên, lúc Oda Nobunaga, một đại danh người Nhật, yêu cầu đóng sáu chiếc thiếp giáp hạm Oatakebune (An Trạch thuyền) vào năm 1576[2]. Vào năm 1588, Toyotomi Hideyoshi ban hành lệnh cấm Oa khấu; họ sau đó trở thành chư hầu của Toyotomi, và là thành phần của lực lượng thủy quân trong cuộc xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản. Cũng có người cho rằng Đô đốc Yi đã đóng được chiếc thiết giáp hạm đầu tiên với nhiệm vụ đánh phá các tàu tiếp tế của Nhật trong Cuộc chiến Imjin Waeran vào năm 1592-1597.

Nhật đã đóng được những chiếc tàu chiến lớn đầu tiên để đi lại trên đại dương vào đầu thế kỷ 17, sau sự thông thương với các nước phương Tây trong thời kỳ Nanban mậu dịch mậu dịch Nam Man. Vào năm 1613, một đại danh của vùng Sendai, theo một hiệp ước với Mạc phủ Tokugawa, đã đóng chiếc Date Maru (Y Đạt Hoàn), một dạng thuyền chiến 500 tấn để đưa đại sứ Nhật Bản Hasekura Tsunenaga đến Mỹ, sau đó đến châu Âu, thường được trang bị vũ khí và kết hợp với các công nghệ phương Tây, rồi được Mạc phủ ủy nhiệm để dùng chủ yếu cho giao thương với Đông Nam Á.

Chính sách Bế quan Tỏa cảng - Học hỏi Phương Tây

Tàu chiến Nhật Shohei Maru năm 1854 được chế tạo dựa trên các bản vẽ kỹ thuật của Hà Lan.

Từ năm 1640 và trong hơn 200 năm tiếp theo, Nhật Bản chọn chính sách "toả quốc", ngăn cấm mọi tiếp xúc với Phương Tây, bài trừ đạo Thiên Chúa, và ngăn cấm việc đóng thuyền có thể đi biển được với hình phạt gắt gao là đánh đòn hay xử tử. Dù sao việc tiếp xúc vẫn được duy trì thông qua tô giới Hà Lan tại Dejima, cho phép chuyển giao một khối lượng lớn kiến thức liên quan đến kỹ thuật Phương Tây và cuộc cách mạng khoa học. Việc học tập các môn khoa học Phương Tây, gọi là "Lan học", cho phép Nhật Bản cập nhật kiến thức trong những lĩnh vực liên quan đến khoa học hàng hải, như khoa bản đồ, quang học hay các môn khoa học cơ khí. Sự học hỏi đầy đủ kỹ thuật đóng tàu Phương Tây được tái tục vào những năm 1840 trong thời đại Hậu kỳ Edo ("Bakumatsu", 幕末, Mạc Mạt) và diễn ra mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

Bước đầu hiện đại hóa Hải quân các lãnh chúa

Trong những năm 1853 và 1854, Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry thực hiện những cuộc biểu dương lực lượng gồm những chiến hạm chạy hơi nước mới nhất của Hải quân Mỹ. Perry cuối cùng cũng khiến cho nước Nhật phải mở cửa thông thương với quốc tế thông qua Hiệp ước Kanagawa năm 1854. Nó được tiếp nối không lâu sau đó bởi Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Mỹ-Nhật "bất bình đẳng" năm 1858, cho phép thành lập các tô giới nước ngoài, những nhượng địa cho người nước ngoài, và mức thuế tối thiểu đánh trên hàng nhập khẩu.

Kanrin Maru, tàu chiến chạy hơi nước chân vịt đầu tiên của Nhật, 1857

Ngay sau khi Nhật Bản đồng ý mở cửa giao lưu với nước ngoài, Mạc phủ Tokugawa khởi sự một chính sách tích cực hấp thụ các kỹ thuật hải quân Phương Tây. Năm 1855, dưới sự giúp đỡ của Hà Lan, Mạc phủ đã có được chiếc tàu chiến chạy hơi nước đầu tiên, Kankō Maru, dùng để huấn luyện, và thành lập Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nagasaki. Năm 1857, họ có được chiếc tàu chiến chạy hơi nước chân vịt đầu tiên Kanrin Maru (Hàm Lâm Hoàn). Năm 1859, Trung tâm Huấn luyện Hải quân được chuyển đến TsukijiTokyo. Học viên hải quân được gửi đi học tại các trường hải quân Phương Tây trong nhiều năm, như trường hợp Takeaki Enomoto, người trở thành Đô Đốc trong tương lai, học tại Hà Lan từ 1862 đến 1867, là khởi đầu cho một truyền thống các nhà chỉ huy hải quân tương lai được đào tạo ở nước ngoài, như các Đô Đốc Togo Heihachiro, và sau này, Yamamoto Isoroku.

Chiếc tàu chiến hơi nước Nhật Bản đầu tiên đóng trong nước, pháo hạm Chiyodagata, 1863.

Ngay từ năm 1863, không đầy 10 năm sau khi mở cửa đất nước, Nhật Bản hoàn tất chiếc tàu chiến hơi nước đầu tiên đóng trong nước, đó là chiếc pháo hạm Chiyodagata (Thiên Đại Điền Hình). Năm 1865, kỹ sư hải quân người Pháp Léonce Verny được thuê để xây dựng các xưởng hải quân hiện đại đầu tiên tại YokosukaNagasaki. Trong các năm 1867-1868, một phái đoàn Hải quân Anh do thuyền trưởng Tracey dẫn đầu[3] được gửi đến Nhật để giúp phát triển Hải quân và tổ chức Trường Hải quân Tsukiji.[4]

Kotetsu (nguyên là chiếc CSS Stonewall), thiết giáp hạm hiện đại đầu tiên của Nhật, 1869

Cuối thời kỳ Mạc phủ Tokugawa năm 1867, hạm đội của Mạc phủ đã là hạm đội lớn nhất khu vực Đông Á, được tổ chức chung quanh tám tàu chiến hơi nước kiểu Phương Tây và kỳ hạm Kaiyō Maru (Khai Dương Hoàn). Chúng được sử dụng chống lại các lực lượng bảo hoàng trong Chiến tranh Mậu Thìn, dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Enomoto. Vụ xung đột leo thang đến cực điểm trong trận hải chiến Hakodate năm 1869, trận hải chiến quy mô lớn hiện đại đầu tiên của Nhật, và kết thúc bằng sự thất bại của các lực lượng Mạc phủ Tokugawa cuối cùng và phục hồi quyền lực cho Nhật Hoàng. Chiếc tàu chiến bọc thép mang tính cách mạng Kotetsu (Giáp Thiết) do Pháp chế tạo, trước đây do Mạc phủ Tokugawa đặt hàng, được phe Bảo hoàng thu nạp và được sử dụng có tính quyết định cho đến cuối cuộc xung đột này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải quân Đế quốc Nhật Bản http://www.combinedfleet.com/ http://homepage2.nifty.com/nishidah/e/index.htm http://www.samurai-archives.com/mth.html http://wgordon.web.wesleyan.edu/kamikaze/museums/e... http://wgordon.web.wesleyan.edu/kamikaze/writings/... http://s-mizoe.hp.infoseek.co.jp/m160.html http://www2.open.ed.jp/real/15655/01.mp2 http://www.jda.go.jp/JMSDF/info/event/cm_p/16cm.ht... http://www2.memenet.or.jp/kinugawa/ship/2300.htm http://www12.plala.or.jp/k-hakuyo/index_ship/ship_...